- Have 1 Online
- have 124613 vitors
Cá tra dưới góc nhìn của nông dân xuất ngoại
"Nhiều người hỏi kỹ về quy trình sản xuất cá tra, tôi nói rõ với họ về cách xây dựng, quản lý vùng nuôi ở ĐBSCL theo hướng sản xuất bảo đảm chất lượng, thân thiện môi trường và cộng đồng. Tôi nghĩ, mình làm sao thì nói vậy để họ hiểu hơn về cá tra Việt Nam", ông bộc bạch.
Thời cơ cho cá tra
Từng dự khóa học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp ở Hàn Quốc, do Liên minh HTX quốc tế (ICA) tổ chức, ông Nguyễn Hữu Nguyên cho rằng tuy cá tra Việt Nam đang bị cạnh tranh với nhiều loại thủy sản khác nhưng nếu chủ động thì hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị trường, khi sản lượng thủy sản đánh bắt xa bờ trên thế giới đang giảm.
"Ở Hàn Quốc, tôi học được nhiều điều về cách đi lên từ nông nghiệp. Người ta quan niệm, dân có giàu thì nước mới mạnh, nên ưu tiên hàng đầu của chính phủ là giúp nông dân giàu lên. Họ làm ngành gì cũng đưa vào HTX. Tôi đến thăm những HTX ở Hàn Quốc, thấy trụ sở của họ to rộng, đội ngũ quản lý, nhân viên, kế toán, lễ tân… làm việc không khác một tập đoàn. Suốt thời gian dài, Chính phủ Hàn Quốc dồn sức phát triển nông nghiệp. Chính phủ hỗ trợ đến 50% phương tiện, chi phí sản xuất cho nông dân, để họ đi vào con đường làm ăn hợp tác và làm giàu từ nghề nông. Nhà nước không nhúng tay vào HTX và nông dân tin tưởng hoàn toàn vào đội ngũ quản lý HTX. Đội ngũ này được nhận lương cao nên làm việc hết mình. Anh nào làm không hiệu quả sẽ bị xã viên "lôi xuống", đưa người khác lên", ông Nguyên kể.
Đang giữ vai trò chủ nhiệm HTX thủy sản Châu Phú, ông Nguyên cho rằng, mô hình tổ chức HTX hiện nay không ổn. Ông góp ý: "Nhà nước cần quy hoạch vùng nuôi cá tra và hỗ trợ chi phí để người nuôi cùng tham gia HTX. Ban Quản trị HTX là người quyết định tất cả các khâu sản xuất, từ chọn lựa tiêu chuẩn, thời điểm thả nuôi, số lượng cụ thể. Trong vùng nuôi rộng lớn, thức ăn được đấu giá công khai, doanh nghiệp nào cung ứng rẻ thì ban quản trị HTX ký hợp đồng. Gần đến thu hoạch, xã viên giao toàn quyền cho ban quản trị tổ chức đấu giá cá nguyên liệu; doanh nghiệp nào đủ tiền, trả giá cao thì được mua, chứ không phải cứ đến mua lẻ tẻ rồi ép giá người nuôi, ngâm tiền không trả như lâu nay. Chỉ có quy hoạch sản xuất và tổ chức HTX kiểu mới thì người nuôi cá mới có lãi, con cá tra mới phát triển bền vững và nông dân mới giàu lên được".
>> Trò chuyện với ông Nguyễn Hữu Nguyên, các chuyên gia Hàn Quốc cho rằng Việt Nam có ưu thế nuôi cá tra số lượng lớn mà nhiều nước khác muốn cũng không được; vấn đề là phải có quy hoạch, định hướng và người nuôi phải tham gia hợp tác xã. |
- 09/03/2016 08:11 - Philippines thay đổi diện mạo ngành thủy sản
- 01/03/2016 08:15 - Tôm giống không chỉ sạch bệnh, mà phải tốt
- 01/03/2016 08:14 - Những nỗi lo thường trực
- 01/03/2016 08:14 - Tôm thẻ và “cái chết” được báo trước?
- 17/02/2016 08:10 - Ngành tôm 2016 vượt khó
- 07/01/2016 15:19 - Khung lịch thời vụ thả tôm giống nước lợ năm 2016
- 28/12/2015 08:46 - Hóa chất lạ ngâm vào cá, mực… giúp tăng trọng gấp rưỡi
- 28/12/2015 08:45 - Nuôi cá trên sông lãi 600 triệu đồng/năm
- 16/12/2015 09:51 - Mỹ kêu gọi tẩy chay tôm Thái Lan vì bóc lột lao động
- 16/12/2015 09:50 - Thái Lan tận dụng “nô lệ” tôm